tháng 3 2017

Facebook luôn cung cấp cho người dùng hàng loạt các giải pháp để tự bảo vệ tài khoản. Nhưng không phải ai cũng biết và sử dụng hiệu quả các giải pháp đó.

Làm sao để biết tài khoản Facebook của bạn có bị hack hay không?

Có một cách đơn giản để kiểm tra. Bạn vào biểu tượng có hình dạng 3 gạch ngang ở góc phải (trên thiết bị di động) hoặc dấu tam giác ngược (trên PC). Đến phần Cài đặt > Cài đặt tài khoản > Bảo mật > Nơi bạn đã đăng nhập.


Kiểm tra những nơi bạn đã đăng nhập Facebook Ảnh: Chụp từ màn hình.

Danh sách tất cả các thiết bị mà bạn đã đăng nhập và vị trí của chúng sẽ được nêu ra ở đây.

Nếu có một địa chỉ đăng nhập bất thường thì rất có thể bạn đã bị tấn công. Nếu bạn thấy bất cứ thứ gì không phải là bạn, hãy nhấp vào biểu tượng xhoặc Kết thúc hoạt động để kết thúc đăng nhập đó ngay.
Một vài dấu hiệu cho thấy bạn đã bị tấn công

Một số biểu hiện cho thấy tài khoản của bạn đã bị tấn công là:

• Tên, ngày sinh, email hoặc mật khẩu của bạn đã bị thay đổi.

• Một người nào đó đã gửi yêu cầu kết bạn tới những người mà bạn không biết.

• Tin nhắn messenger đã được gửi từ tài khoản của bạn, nhưng bạn soạn tin nhắn đó.

• Bài đăng xuất hiện trên dòng thời gian mà bạn không đăng.
Làm gì khi tài khoản của bạn bị tấn công?

Sau khi đã kết thúc những đăng nhập không rõ nguồn gốc ở bước trên, hãy thay đổi ngay mật khẩu của bạn. Tiếp theo, nhờ đến sự giúp đỡ của Facebook. Facebook có một hệ thống giúp bạn nếu bạn bị tấn công.


Truy cập trang trợ giúp của Facebook khi có nghi ngờ bị tấn công. Ảnh: Chụp từ màn hình.

Truy cập trang trợ giúp của Facebook, nhấp vào Tôi nghĩ rằng tài khoản của tôi đã bị hack sau đó nhấp vào Bảo mật tài khoản. Facebook sẽ đưa bạn đến một trang mới, hướng dẫn bạn các bước để bảo vệ tài khoản của bạn.
Làm sao để tự bảo vệ tài khoản của bạn?

Facebook có rất nhiều tính năng bảo mật, bạn chỉ cần kích hoạt chúng. Bạn vào biểu tượng có hình dạng 3 gạch ngang ở góc phải (trên thiết bị di động) hoặc dấu tam giác ngược ( trên PC). Đến phần Cài đặt > Bảo mật. Bật Cảnh báo đăng nhập để bạn nhận được thông báo khi tài khoản đăng nhập. Điều này giúp bạn phát hiện sớm những đăng nhập trái phép, ngăn chặn sớm nhất các thiệt hại gặp phải.

Xác thực đăng nhập bằng hai yếu tố để tăng tính bảo mật cho Facebook cá nhân. Ảnh: Chụp từ màn hình.


Tiếp theo chọn phần Xét duyệt đăng nhậpkích hoạt Xác thực hai yếu tố, sau đó chọn các tùy chọn xét duyệt như Tin nhắn, Khóa bảo mật NFC,Trình tạo mã, Mã khôi phục.

• Đi tới Mật khẩu ứng dụng và có công cụ tạo mật khẩu duy nhất cho ứng dụng thay vì sử dụng mật khẩu Facebook.

• Nhấp vào Liên hệ đáng tin cậy của bạn và thêm một vài người bạn thân hoặc thành viên gia đình, có thể giúp bạn mở khóa tài khoản nếu nó bị tấn công. Với bước này, tài khoản Facebook sẽ khó khăn hơn khi một hacker muốn xâm nhập và dễ dàng phục hồi hơn.

Công việc cuối của bạn là cần thiết lập lại mật khẩu gồm các số, chữ và ký tự đặc biệt để thêm một lớp bảo mật cuối cùng.

Trang Android MX vừa đăng loạt hình ảnh được cho là của Samsung Galaxy S8 Plus. Một số phụ kiện đi kèm như ốp lưng, sạc không dây cũng đã có giá niêm yết.
Chỉ còn vài ngày nữa Samsung sẽ chính thức trình làng bộ đôi Galaxy S8 và S8 Plus. Hàng loạt hình ảnh rò rỉ về thiết kế, cấu hình của flagship vẫn đều đặn xuất hiện trên các trang mạng, diễn đàn.

Mới đây trang Android MX lại đăng tiếp loạt hình ảnh rõ nét về Samsung Galaxy S8 Plus. Đây được xem là bản lộ hoàn thiện nhất cho đến nay với ứng dụng camera, trình duyệt web đang hoạt động.

Trang này cũng đưa ra loạt phụ kiện của Galaxy S8 gồm: Ốp lưng, bao da kèm bàn phím, sạc không dây. Mỗi phụ kiện đều có giá chi tiết.

Trước đó không lâu, tài khoản YouTube Gadget View cũng đăng tải 2 video trên tay Samsung Galaxy S8 và S8 Plus. Tuy nhiên trong video có thể chỉ là bản thử nghiệm, chưa thể sử dụng các tính năng bên trong.


Video trên tay Samsung Galaxy S8 Plus Samsung Galaxy S8 Plus có thể dùng màn hình 6,2 inch, tỷ lệ 18:9.

Dưới đây là một số hình ảnh mới nhất về bộ đôi Galaxy S8.




Rất có thể Samsung Galaxy S8 Plus sẽ dùng màn hình vô cực, tỷ lệ 18:9.






Galaxy S8 Plus sẽ có màn hình 6,2 inch, bản tiêu chuẩn dùng màn hình 5,8 inch.




Ốp lưng loại có giá đỡ, loại có đèn LED và loại có bàn phím đồng giá 59,99 euro. Ốp lưng có gắn chip NFC rẻ hơn 10 euro.




Ốp lưng dẻo 29,99 euro, ốp lưng trong suốt, ốp lưng nhám đồng giá 19,99 euro, miếng dán màn hình 12,99 euro.






Dock sạc DeX giá 150 euro, ngoài sạc không dây, DeX còn dùng để xuất hình ảnh từ Galaxy S8

Smartphone kế nhiệm Xperia XA sẽ lên kệ vào ngày 29/3, độc quyền tại một hệ thống bán lẻ lớn.
Song song với mẫu di động cao cấp Xperia XZs, Sony cũng sớm tung ra sản phẩm tầm trung chiến lược của 2017 là XA1 tại thị trường Việt Nam. Theo đó, model này sẽ chính thức bán ra từ ngày 29/3 với giá 6,49 triệu đồng.
Mức giá này được xem là “mềm”, giúp nó có tính cạnh tranh cao ở phân khúc sôi động nhất trên thị trường. Khi ra mắt, nhiều người dự đoán XA1 sẽ có giá khoảng 7-8 triệu đồng. Máy chỉ được bán độc quyền tại một hệ thống là Thế Giới Di Động.
Sony Xperia XA1 gia 6,5 trieu, len ke it ngay toi hinh anh 1
Sony Xperia XA1 là một trong những di động tầm trung có thiết kế đẹp nhất hiện nay. Ảnh: Android Authority.
XA1 thừa hưởng nhiều ưu điểm của model tiền nhiệm, chẳng hạn thiết kế viền màn hình siêu mỏng – thứ hiếm gặp ở các model cùng tầm giá. So với thế hệ trước, kiểu dáng của máy có phần nam tính hơn với thiết kế như một khối hộp bao lấy màn hình của máy. Nó cho thấy sự đầu tư nghiêm túc của hãng sản xuất cho những model giá thấp.
Về cấu hình, XA1 sở hữu camera sau 23 megapixel, tiêu cự 23 mm với khẩu độ f/2.0. Camera selfie có độ phân giải lên đến 16 megapixel. Như vậy, đây là sản phẩm mạnh về chụp hình ở mức giá tầm trung.
Máy sử dụng màn hình 5 inch độ phân giải 720 x 1.080 pixel, vi xử lý MediaTek Helio P20, RAM 3 GB và bộ nhớ trong 32 GB.
Xperia XA1 lên kệ sớm nhưng model được xem là bản phóng lớn của nó: XA1 Ultra có thể chỉ về nước trong khoảng tháng 5 hoặc tháng 6, cùng với Xperia XZ Premium – smartphone màn hình 4K HDR đầu tiên trên thế giới.
Ngoài XA1, Sony cũng cho lên kệ Xperia XZs từ ngày 5/4. Thiết bị này là bản nâng cấp nhẹ của Xperia XZ với thiết kế không đổi. Máy được trang bị camera 19 megapixel với điểm nổi bật nhất là khả năng quay video slow-motion 960 khung hình/giây. 

Theo điểm hiệu suất trên Antutu Benchmark, Samsung Galaxy S8 đạt mức 205.284. Với số điểm này, di động sắp ra của Samsung bỏ xa iPhone 7 Plus, sản phẩm đang dẫn đầu bảng xếp hạng.
Trên trang web của Antutu Benchmark vừa xuất hiện video kiểm tra hiệu suất thiết bị SM-G950. Theo đó, đây chính là mã sản phẩm của Samsung Galaxy S8, flagship tiếp theo của Samsung.
Samsung S8 co hieu suat khung, vuot xa iPhone 7 Plus hinh anh 1
Galaxy S8 có thêm màu tím hồng. Ảnh: Kksneakleakss

Đo hiệu suất Galaxy S8 flaghsip của Samsung được kiểm tra hiệu suất bằng Antutu Benchmark.

Với cách đánh giá bằng Antutu Benchmark, máy sẽ được kiểm tra về hiệu suất xử lý đồ hoạ trong game 3D, RAM, CPU và chạy các tác vụ người dùng.
Sau bài kiểm tra, Galaxy S8 đạt mức 205.284 điểm. Với mức này, máy chiếm vị trí dẫn đầu của iPhone 7 Plus. Theo thống kê, smartphone của Táo khuyết đạt mức 181.807, vượt xa so với phần còn lại của bảng xếp hạng hiệu suất.
Trước đó, trong số các sản phẩm chạy Android, chỉ có duy nhất OnePLus 3T mới có hiệu suất gần tương đương iPhone 7 và 7 Plus. Các smartphone cao cấp năm 2016 của Samsung là Galaxy S7 và S7 Edge chỉ đứng vị trí thứ 21 và 23.
Tuy nhiên, đó là khi Samsung sử dụng chip Snapdragon 820 và Exynos 8890. Sau 1 năm, công ty đã có những nâng cấp đáng kể, đặc biệt là bộ vi xử lý. Theo đó, Exynos 8895 và Snapdragon 835, 2 chip mới và mạnh nhất sẽ được trang bị cho Galaxy S8.
Di động dòng S mới của Samsung sẽ được ra mắt trong sự kiện “Unbox your phone” được tổ chức ngày 29/3 tại New York, Mỹ. Sản phẩm dự kiến được giới thiệu sớm hơn, tuy nhiên, Samsung muốn trau chuốt đồng thời kiểm tra những lỗi kỹ thuật có thể gặp, tránh lặp lại điều tương tự đã xảy ra Galaxy Note 7.
Hiện tại, có nhiều thông tin về màu sắc cũng như tính năng của sản phẩm rò rỉ trên Internet.

Bình thường chúng ta sẽ sao lưu dữ liệu thiết bị Android bằng cách copy thủ công, cao cấp hơn một chút thì dùng custom recovery để sao lưu. Tuy nhiên, nhược điểm của những giải pháp này đó là mất công, mất thời gian, vụ custom recovery nhiều khi cũng phức tạp không phải ai cũng có thể làm được. Hôm nay xin giới thiệu tới anh em Android một giải pháp khác hay hơn: FlashFire. Ứng dụng này do lập trình viên ChainFire làm ra, nó dành cho các máy đã root và có thể sao lưu tất cả mọi thứ trong thiết bị Android của bạn mà không phải đi vào custom recovery, không dòng lệnh, tất cả đều được thực hiện như cách mà chúng ta sử dụng một app rất bình thường. Chưa hết, FlashFire còn hỗ trợ flash các file ZIP và ROM ngay từ trong ứng dụng luôn, thậm chí còn hỗ trợ update Over The Air cho máy đã root nữa.


Yêu cầu:
  • Máy chạy Android 4.2 trở lên. Lưu ý tác giả phần mềm nói rằng đây chỉ là lý thuyết, tốt nhất là nên có máy từ Android 4.4 trở lên vì đã được test. Mình thử nghiệm với Android 6.0 và Android N thì cũng chạy ngon
  • Máy của bạn buộc phải root, không root thì FlashFire sẽ không hoạt động
  • Theo như topic trên diễn đàn XDA thì các máy Samsung, LG, Sony, HTC, Huawei, Motorola và Nexus đều được hỗ trợ, tuy nhiên không thể chắn chắn tương thích 100%
Cách cài
  1. Bấm vào link này: https://play.google.com/apps/testing/eu.chainfire.flash
  2. Nhấn nút "I want to be a tester"
  3. Nhấn tiếp vào đường link dẫn tới Play Store
  4. Cài app FlashFire vào máy của bạn như bình thường
  5. Chạy ứng dụng lên, đồng ý cấp quyền root cho nó

1. Sao lưu dữ liệu

Như đã nói ở trên, FlashFire có khả năng backup toàn bộ thiết bị Android của chúng ta chỉ với một cái cái click đơn giản. Sau khi đã chạy được ứng dụng thành công, bạn hãy nhấn vào biểu tượng hình tròn ở góc dưới bên phải màn hình, chọn "Backup".

Ở đây có rất nhiều kiểu cho bạn lựa:
  • Normal backup: sao lưu bình thường, đủ để khi nào máy bị hư hỏng gì đó về phần mềm thì có thể restore lại và chạy tiếp. Những phân vùng sẽ được sao lưu bao gồm boot, system (hệ điều hành và app), internal storage (bộ nhớ trong) và một số cái nhỏ nhỏ lặt vặt khác.
  • ID: sao lưu các dữ liệu định danh của thiết bị, bao gồm ID máy, số IMEI... Lý do là vì một vài thiết bị khi unlock bootloader hay can thiệp sâu hơn có thể làm mất đi các thông tin này, nhất là các máy HTC
  • Full: sao lưu tất cả mọi phân vùng có trong máy, an toàn nhất và nên chọn nếu bạn có dư dả thời gian và dung lượng bộ nhớ
  • Raw: chỉ sao lưu các phân vùng hệ thống, không quan tâm đến dữ liệu của cá nhân bạn
  • Fastboot: tạo một bản sao lưu có khả năng flash từ chế độ fastboot. Hơi giống Full backup nhưng có thể chạy độc lập từ chế độ fastboot.
FlashFire_backup.jpg

Sau khi đã chọn chế độ backup xong, nhớ chọn vào phần Location nếu bạn cần đổi nơi lưu backup. Ví dụ, có thể bạn không muốn lưu file backup lên bộ nhớ trong mà cần lưu vào thẻ nhớ hay ổ USSB chẳng hạn.

Khi đã hoàn tất, bạn nhấn vào biểu tượng Flash màu đỏ rồi để yên đó cho máy tự làm. Lưu ý khi máy đang backup thì không đụng gì vào thiết bị, không tắt nguồn, nói chung là để máy yên đó. Trong quá trình này máy có thể tự khởi động lại nhiều lần.

Lưu ý: Các file backup sau khi đã chạy xong sẽ nằm ở thư mục /sdcard/FlashFire/Backup. Trong đó sẽ có nhiều folder, mỗi folder là một bản backup mà bạn đã chạy. Copy nguyên thư mục này rồi lưu vào máy tính hay chỗ nào đó an toàn để mai mốt bạn có thể khôi phục lại được, chứ đừng để trên điện thoại lỡ máy hư thì xem như là mất hết.

Lưu ý 2: Không thay đổi hay tự chỉnh sửa tên các file nằm trong các bản backup vì có thể bạn sẽ làm cho FlashFire không nhận biết được file đó có tác dụng gì => backup hỏng.

2. Khôi phục lại dữ liệu

Vụ này thì dễ ẹc rồi. Giả sử máy của bạn bị hỏng phải reset lại từ đầu. Khi máy đã chạy lên được, bạn sẽ cài lại FlashFire, copy bản backup của mình từ máy tính vào, sau đó cũng ấn vào nút tròn ở góc dưới bên phải. Tại đây, chọn "Restore" rồi chọn tiếp bản backup mà bạn muốn khôi phục là xong. Lưu ý quá trình này có thể mất khá nhiều thời gian, đôi khi lên tới vài chục phút tùy vào dung lượng dữ liệu của bạn là bao nhiêu.

Nếu bạn muốn khôi phục lại từ một bản backup Fastboot, bạn sẽ phải gắn điện thoại vào máy tính, sau đó chạy file flash-all.bat từ máy tính Windows, Linux, OS X. Bạn cũng có thể flash file ZIp Fastboot này bằng FlashFire trên điện thoại nhưng việc này không được khuyến khích, vả lại bạn cũng sẽ bị mất đi phân vùng dữ liệu userdata.

3. Flash file ZIP / ROM / OTA

A. Flash ZIP / ROM
Nếu như lúc trước chúng ta thường phải cài và vào recovery mỗi khi cần flash ROM mới hoặc khi cần flash bản cập nhật thì giờ đây, FlashFire sẽ giúp bạn giải quyết những chuyện này chỉ trong chớp mắt. Với những người thích nghịch ROM cook như mình thì công cụ này tiện và vui vẻ hơn nhiều so với recovery, lại còn thân thiện và dễ dùng hơn nữa chứ.

Cách sử dụng:
  1. Download file ZIP của ROM hay của bản mod về điện thoại / tablet của bạn
  2. Chạy FlashFire lên
  3. Bấm vào biểu tượng hình tròn màu đỏ
  4. Nếu cần thì có thể chọn "Wipe" để xóa sạch dữ liệu cá nhân trước khi flash. Thường thì khi flash ROM mới bạn sẽ cần wipe, còn update ROM sẵn có thì không cần
  5. Tiếp theo, chọn Flash ZIP file, trỏ đến tập tin bạn cần flash rồi để ứng dụng thực hiện tiếp công đoạn còn lại.
Flash+OTA.png ​

B. Flash OTA:

Thông thường, sau khi đã root máy rồi thì bạn sẽ không thể cài được các bản cập nhật OTA do nhà sản xuất phát hành. Còn với FlashFire, app sẽ giúp giải quyết được vấn đề này cho chúng ta, nghe đã không anh em :D

Cách flash file OTA:
  1. Khi máy báo có cập nhật, bạn cứ để cho nó download như bình thường, tuy nhiên không cài đặt bằng trình installer mặc định. Nói cách khác, cứ để cho quá trình download hoàn tất nhưng không chạy install.
  2. Lúc này bạn sẽ chạy ứng dụng FlashFire lên
  3. App sẽ tự nhận biết được gói update và tự cài đặt tiếp phần còn lại
Một vài chia sẻ:

Vì sao mình sử dụng FlashFire thay cho recovery? Đơn giản vì nó dễ xài, không phải đụng tới dòng lệnh, và hay nhất là chúng ta có thể chạy FlashFire lên ngay từ giao diện bình thường của hệ điều hành, mọi thứ trở nên quen thuộc hơn rất nhiều. Bạn cũng khỏi lo việc phải tắt máy đi rồi boot vào recovery bằng các tổ hợp phím nữa. Khi mà việc flash hay backup trở nên dễ dàng như việc xài app thì gần như ai cũng có thể nhanh chóng vọc vạch được máy Android của mình.

Thứ hai, mình đánh giá cao FlashFire vì nó hỗ trợ backup full máy. Việc backup full máy rất có ích khi bạn gặp vấn đề và cần restore lại. Khi ấy, bạn sẽ có sẵn hết các tài khoản đã đăng nhập, có sẵn hết app và các cấu hình tương ứng. Bạn sẽ không phải lo nghĩ tới các app phức tạp như Tasker hay Titanium Backup nữa.

Thứ ba, FlashFire được phát triển bởi ChainFire, một nhân vật rất nổi tiếng và có công lớn trong cộng đồng Android. Anh này là người đã tìm ra cách Auto root rất đơn giản, xài được cho cả trăm thiết bị khác nhau. Anh cũng có hiểu biết sâu rộng về kĩ thuật và cấu trúc Android nên chúng ta có thể an tâm sử dụng app. Anh cũng nhận được sự hỗ trợ từ rất nhiều người trong việc phát triển FlashFire nên chúng ta có thể kỳ vọng ứng dụng sẽ còn được duy trì trong thời gian dài với khả năng tương thích càng lúc càng mở rộng hơn.

Hạn chế của FlashFire so với backup qua Recovery:
  • Không backup được các file radio dùng cho chip mạng. Vụ này thì bạn có thể flash thủ công lại sau khi đã khôi phục máy bằng FlashFire
  • Trừ khi bạn backup bằng cách dùng chế độ Fast Boot như mình đã nói ở trên, bạn sẽ không thể khôi phục lại máy một khi nó không chạy được vào hệ điều hành. Ví dụ, bạn flash ROM hỏng, ROM đó không cho bạn chạy vô Android, tức là bạn không có cách nào để mở ứng dụng FlashFire lên và chạy restore cả. Chỉ khi dùng Fast Boot thì bạn có thể gắn điện thoại với máy tính để restore bằng file của mình. Trong khi đó, nếu backup bằng recovery, bạn có thể restore ngay từ điện thoại.



Thông tin ngắn gọn về các thuật ngữ sẽ xài trong bài viết
  • ROM: là một bản hệ điều hành, ở đây là một bản Android, có thể cài lên máy anh em để chạy
  • ROM stock: bản hệ điều hành do chính nhà sản xuất xây dựng, thường được cài sẵn trên máy, cũng có phân phối online để khi cần có thể xài
  • ROM cook: là bản hệ điều hành do các bạn lập trình viên trên mạng làm ra, không phải do nhà sản xuất thiết bị làm. ROM cook có thể được làm lại dựa trên ROM stock
  • Recovery: là một chế độ hoạt động đặc biệt cho phép khôi phục lại máy. Recovery có trên mọi thiết bị Android
  • Custom Recovery: vẫn là chế độ recovery nói trên nhưng được tùy biến lại để có thể thao tác cảm ứng (không cần dùng nút cứng), backup, restore ROM, up ROM mới, up các bản mod... Chúng ta sẽ dùng cái này là chủ yếu trong quá trình up ROM.
  • Root: cho phép can thiệp ở quyền cao nhất vào hệ thống của Android, chúng ta sẽ không nói nhiều về root tromg topic này, mà thực ra các ROM cook thường đã root sẵn rồi nên cũng không lo.
  • Up / Flash: là hành động cài ROM hoặc các bản mod vào máy, gọi từ nào cũng được. Dân Android hay dùng từ flash
Trước khi bắt đầu up ROM, luôn làm những chuyện sau
  1. Backup máy của bạn, lỡ có bị gì thì không mất dữ liệu.
  2. Sạc pin máy ít nhất 50%, vì lỡ đang flash ROM mà máy hết pin là chết, nhiều vấn đề có thể xảy ra, kể cả việc máy có thể biến thành cục gạch
  3. [Chỉ làm 1 lần đầu] Unlock bootloader: bootloader là một phần dùng để boot máy, thường nó bị khóa lại nhưng may là các nhà sản xuất có hỗ trợ mở khóa. Cách làm khác nhau với từng hãng
  4. [Chỉ làm 1 lần đầu] Bật chế độ USB Debugging: vào Settings > About phone > chạm vào dòng Build Number 7 lần. Bấm nút back để trở ra Settings, tìm mục Developer Options > bật USB Debugging
Bước 1: cài Custom Recovery (chỉ làm 1 lần đầu)

Đây là cách phổ biến nhất hiện nay để flash ROM trên điện thoại Android. Với giao diện cảm ứng, bạn có thể nhanh chóng chọn file ROM rồi flash mà không cần phải gõ dòng lệnh hay gì đó phức tạp. Bạn thậm chí còn có thể xài Android để download file ROM về máy, sau đó chạy recovery lên để flash luôn mà chẳng cần tới máy tính nữa.

Có hai bản custom recovery thường được người dùng Android ưa thích và chọn lựa: ClockWork Mod (CWM) và Team Win Recovery Project (TWRP). Theo quan sát của mình thì dạo này TWRP có vẻ nổi hơn và hỗ trợ nhanh hơn cho những thiết bị mới. Mình cũng xài TWRP trng phần lớn những lần flash ROM khoảng 2 năm trở lại đây. Vậy nên trong topic này mình sẽ hướng dẫn anh em cài TWRP nhé.

Ghi chú thêm: mình chưa có dịp nghịch máy Samsung nhiều, rất cần anh em chia sẻ cách flash Recovery cho thiết bị Samsung bằng Odin, sau đó mình sẽ update vào topic này.  Cách bên dưới mình đã thử với HTC, LG, Nexus, Motorola thì đều ngon lành, riêng Samsung thì hơi đặc biệt một chút.

Hướng dẫn cho Windows
  1. Tải bộ driver, ADB và Fastboot ở đây. Nhớ tải về bản mới nhất của "Minimal ADB and Fastboot"
  2. Sau khi cài xong, trong Start Menu sẽ thấy phần mềm tên là Minimal ADB and Fastboot, chạy nó lên
  3. Một cửa sổ Command Prompt sẽ xuất hiện để bạn bắt đầu nhập lệnh
  4. Tải TWRP bản mới nhất tương thích với máy của bạn, download ở đây, có thể dùng ô search để tìm theo tên thiết bị di động. Sau khi download xong sẽ có một file *.img.
  5. Kết nối điện thoại của bạn với máy tính bằng cáp USB
Lần lượt nhập các lệnh sau:
Code:
adb devices
adb reboot fastboot
fastboot flash recovery <đường dẫn đến file *.img bạn đã tải về>
Đợi một lát cho fastboot chạy xong
fastboot reboot
Đến lúc này, thiết bị của bạn sẽ khởi động trở lại. Việc tiếp theo bạn cần làm là khởi động lại máy vào chế độ recovery bằng cách tắt hẳn máy đi, sau đó nhấn giữ nút nguồn + volume down (một số máy có thể là nguồn + volume up hoặc nguồn + volume up + volume down). Bạn sẽ tiến vào giao diện của TWRP.

Hướng dẫn cho Mac
  1. Tải file zip này về Desktop, giải nén ra
  2. Bật Terminal, gõ lệnh sau: cd Desktop
  3. Gõ tiếp lệnh ./ADB-Install-Mac.sh để cài đặt
  4. Xong, vậy là bạn đã có ADB và Fastboot, giờ là lúc cài recovery.
  5. Tải TWRP bản mới nhất tương thích với máy của bạn, download ở đây, có thể dùng ô search để tìm theo tên thiết bị di động. Sau khi download xong sẽ có một file *.img.
  6. Kết nối điện thoại của bạn với máy tính bằng cáp USB
Lần lượt nhập các lệnh sau:
Code:
./adb devices
./adb reboot fastboot
./fastboot flash recovery <đường dẫn đến file *.img bạn đã tải về>
Đợi một lát cho fastboot chạy xong
./fastboot reboot
Đến lúc này, thiết bị của bạn sẽ khởi động trở lại. Việc tiếp theo bạn cần làm là khởi động lại máy vào chế độ recovery bằng cách tắt hẳn máy đi, sau đó nhấn giữ nút nguồn + volume down (một số máy có thể là nguồn + volume up hoặc nguồn + volume up + volume down). Bạn sẽ tiến vào giao diện của TWRP. Nếu bạn dùng Android 5.0 trở lên, TWRP có thể sẽ hỏi password khóa máy của bạn để nó có quyền truy cập xuống phân vùng mã hóa.

Flash_ROM_bang_Recovery.jpg

Nếu gặp vấn đề trong quá trình cài recovery, anh em hãy xem topic này [Cơ bản] TWRP custom recovery cho Android: flash ROM, backup nguyên máy, chép file, sửa lỗi..., còn không thì search trên Tinh tế hoặc Google về vấn đề của mình.

Đảm bảo rành anh em đã có thể chạy vào recovery, cũng như vào được Android như bình thường là đã thành công.

Bước 2: Download file ROM

File ROM thường ở dạng *.zip, và khi download về thì bạn sẽ để nguyên file zip này rồi chép vào điện thoại chứ không giải nén nó ra. Không chỉ ROM mà các bản mod, các bộ cài app đặc biệt cũng có thể được đóng gói thành dạng *.zip sẵn cho bạn.

File ROM có thể tải về ở đâu?
  • Tìm trên Tinh tế: nhiều anh em tốt bụng chia sẻ rất nhiều link download file ROM ngon, đẹp cho nhiều dòng máy khác nhau, anh em có thể tìm kiếm
  • Tìm trên XDAXDA là diễn đàn chuyên về vụ up ROM, custom ROM cho Android. Anh em có thể lên đó, tìm subforum dành cho thiết bị của mình rồi lục lọi tìm bản ROM mà anh em mong muốn.
  • CyanogenMod: CM là nhóm làm ROM cho Android từ rất lâu, hỗ trợ nhiều dòng máy, nhiều nhà sản xuất. Bản ROM của họ thường nhắm vào sự đơn giản và gần với Android gốc nhất có thể. Vào link này để tìm thiết bị và bản ROM cho máy.
  • Google Apps: nhiều ROM cook không đi kèm theo các ứng dụng Google như Play Store, Google Services, Gmail, Google Maps... vì lý do bản quyền. Bạn sẽ cần tải về và flash riêng chúng. Có thể download ở đâyhttp://opengapps.org.
  • Google: cái này chắc là không cần nói thêm rồi nhỉ
Bước 3: flash ROM

Sau khi đã có file ROM trong tay, bạn chép nó vào điện thoại của mình. Nên chép vào bộ nhớ trong, tốc độ đọc sẽ nhanh hơn so với thẻ nhớ.

Giờ là lúc bạn vào lại TWRP như hướng dẫn ở trên. Nhắc lại, bạn có thể vào TWRP bằng cách:
  1. Tắt máy đi, nhấn các tổ hợp phím nút nguồn + volume down (một số máy có thể là nguồn + volume up hoặcnguồn + volume up + volume down)
  2. Backup full cho máy hiện tại bằng cách chọn nút Backup > chọn hết mọi phân vùng > kéo thanh trượt để bắt đầu
  3. Quay trở lại màn hình chính của TWRP sau khi đã backup xong, lần này chọn "Wipe" để xóa hết dữ liệu trên máy
  4. Sau khi xóa xong, quay trở lại TWRP, lần này chọn "Install"
  5. Tím đến file zip ROM mà bạn đã chép vào khi nãy, chọn vào
  6. Vuốt tiếp thanh trượt để bắt đầu cài đặt
  7. Tùy ROM, nếu cần thì bạn làm tương tự bước 4-5 để flash file zip chứa Google Apps
  8. Flash xong xuôi hết rồi thì nhấn nút Reboot của TWRP để khởi động lại
Huong_dan_su_dung_TWRP_Android_custom_recovery_2.jpg

Một số lưu ý:
  • Lần đầu khởi động của ROM có thể sẽ lâu hoặc rất lâu, 5-10 phút là chuyện bình thường, bạn cứ để cho máy chạy và đừng nôn nóng đụng vào sẽ hỏng chuyện
  • Nếu thấy đã 30 phút mà ROM vẫn chưa chạy lên, hãy nhấn giữ nút nguồn để tắt máy, sau đó vào lại Recovery và flash lại. Đảm bảo rằng bạn đã Wipe dữ liệu trước khi flash. Lỗi treo logo thường xảy ra nhất vì lý do này.
  • Có thể vừa gắm sạc vừa flash ROM nếu pin máy của bạn không còn nhiều, đừng để máy tắt giữa đường
  • Những lần up ROM sau cũng làm y hệt như bước 3 này
  • Nếu up bản mới của ROM cũ, không cần wipe dữ liệu trừ khi bạn lập trình viên làm ROM yêu cầu
  • Nếu thay đổi sang ROM khác, bắt buộc wipe dữ liệu trước khi flash
Một cách khác dễ hơn nhưng cần root: flash ROM bằng app

Ứng dụng FlashFire do lập trình viên ChainFire làm ra, nó dành cho các máy đã root và có thể sao lưu tất cả mọi thứ trong thiết bị Android của bạn mà không phải đi vào custom recovery, không dòng lệnh, tất cả đều được thực hiện như cách mà chúng ta sử dụng một app rất bình thường. Chưa hết, FlashFire còn hỗ trợ flash các file ZIP và ROM ngay từ trong ứng dụng luôn, thậm chí còn hỗ trợ update Over The Air cho máy đã root nữa. Anh em có thể xem thêm trong topic [Android, root] FlashFire: giải pháp backup, flash ROM, flash OTA không cần recovery, còn video bên dưới mô tả ngắn gọn cách dùng FlashFire.



Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình thì cách dùng FlashFire này không ổn định lắm, lúc được lúc không, ngay cả với một chiêc máy dễ tính như Nexus. Mình vẫn chuộng và vẫn khuyên anh em nên xài Custom Recovery để làm bất kì thứ gì liên quan tới ROM và flash file ZIP vì tính ổn định cao, làm là ăn, và không gây hại tới phần mềm của máy (trừ khi anh em flash bậy file ZIP nào đó không dành cho máy của anh em).
Nguồn: tinhte.vn

Nhu cầu download 1 thước film, 1 đoạn hài, hay 1 clip ca nhạc mà chúng ta vô tình thấy trên youtube hầu như ai cũng có. Trước đây với các máy đã Jailbreak thì việc này không có gì khó, hoặc dùng ứng dụng từ Appstore thì bị hạn chế mục lưu trữ, cũng như giao diện chưa thực sự phổ thông cho mọi người có thể sử dụng dễ dàng.
Hôm nay mình muốn giới thiêu phầm mềm AirDownload vì nó rất dễ sử dụng, tốc độ download nhanh, có thể lưu trực tiếp vào Camera Roll. Tương thích với IOS mới nhất 9.1.2 cho iPhone/iPad/iPod Touch, không cần Jailbreak máy.

1) Tải ứng dụng: các bạn vào trực tiếp Appstore trên máy và bấm tìm kiếm với từ khoá" AirDownload" và cài đặt.
IMG_1150.PNG
2) Mở ứng dụng và bấm địa chỉ tới Youtube.com, tìm và mở video mà bạn muốn Dowload
3) Bấm vào biểu tượng Download góc trái phía dưới là video sẽ được Download về.
IMG_1151.PNG
IMG_1152.PNG


4) Để lưu video vào Camera Roll bấm vào thẻ Contents/Bấm Edit/chọn các video cần lưu và bấm Share/chọn Save Video.

IMG_1153.PNG
IMG_1154.PNG

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.